Ý kiến Cái chết của Đỗ Đăng Dư

Phát biểu gia đình nạn nhân

Nghi ngờ về cái chết con mình:

  • Ngày 14 tháng 10, mẹ nạn nhân Đỗ Đăng Dư nói bà rất đau lòng vì “công an ngăn gia đình vào thăm Dư trong bệnh viện và bác sĩ không nói rõ bệnh tình của Dư mà chỉ bảo gia đình chuẩn bị tâm lý cho điều xấu nhất. Đến lúc Dư mất, gia đình vẫn không có trong tay giấy tờ nào làm bằng chứng về vụ việc”.[6]
  • Ngày 16 tháng 10, gia đình nạn nhân gửi đơn cầu cứu tới Cao ủy Liên Hiệp Quốc đã viết: "Cái chết của con trai tôi quá nhiều uẩn khúc, gia đình tôi không tin rằng con trai tôi bị bạn tù đánh chết." [2]

Phê bình vai trò của báo chí

  • Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 14/10, nhà báo Trương Duy Nhất bình luận: “Tôi thấy lạ là các báo trong nước đưa tin về vụ Đỗ Đăng Dư mà không có điều tra riêng của họ. Gần như tờ báo nào cũng đưa tin giống nhau đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Theo tôi hiểu, đó là cách đưa tin theo văn bản do cơ quan điều tra cung cấp”. Ông Nhất nói thêm: “Làm báo mà không điều tra riêng mà chỉ đưa tin theo công an thì chẳng ra làm sao cả. Lỡ cơ quan điều tra sai thì sao? Làm báo theo lối đó là kém tự trọng và thiếu liêm sỉ".[6]
  • Đoàn Bảo Châu, một nhà báo, blogger, phóng viên ảnh đang sống tại Hà Nội, viết bài 'Nỗi khát khao chính đáng và cần thiết' so sánh à cách báo chí trong nước đưa tin vụ này với “một hài kịch được đạo diễn thô thiển vụng về”. “Thời gian cháu Đỗ Đăng Dư nằm hôn mê suốt 5 ngày ở bệnh viện Bạch Mai, trong khi cộng đồng Facebook xôn xao thì cả nền báo chí cách mạng im lặng như thể mắc hội chứng câm điếc tập thể. "Thế nhưng khi cháu vừa qua đời, đồng loạt các báo bỗng ào lên như bị cùng tiêm một loại thuốc động kinh, cùng đưa một nội dung, có chăng chỉ khác vài câu chữ không quan trọng và tên tác giả bên dưới,” [8]

Ý kiến về việc hai luật sư bị hành hung

  • Trao đổi với BBC hôm 3/11/2015, ngay sau khi trình báo với chính quyền và công an địa phương về việc bị hành hung, luật sư Trần Thu Nam nói: "Tôi nghĩ rằng một sự việc này nó sẽ không ảnh hưởng tới quá trình hoạt động nói chung của tôi." "Thế còn vụ án của Đỗ Đăng Dư nó là một vụ án riêng và tôi vẫn sẽ theo đến cùng."
  • Trong khi đó Luật sư kiêm Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa nói ông đã trao đổi với Giám đốc Công an Hà Nội việc vụ này. “ Anh Chung có nói đây là những người có hành vi côn đồ chứ không phải là công an. Giờ phải chờ kết quả cuối cùng. Sau khi xử lý xong xem có được đúng như vây không. Nếu không được thì Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ tiếp tục có ý kiến. điều nghiêm trọng là nếu chỉ chạy qua khiến bắn bụi như thế mà đã hành hung người ta thì xã hội sẽ loạn.”
  • Luật sư Lê Công Định, thuật lại buổi trình diện định kỳ (theo lệnh quản chế) trên facebook cá nhân mô tả lại việc ông “hỏi thẳng” công an là “vì sao các anh lại làm vậy?” Ông cho là: “Tấn công luật sư, chính các anh tự bôi nhọ nền công lý của xã hội này…" [19]

Luật sư Đặng Đình Mạnh viết trên trang mạng Anh Ba Sàm: "Sự kiện công bố kết quả điều tra ban đầu của cơ quan điều tra cho báo giới ngày 10/11/2015... đã như cái khoát tay cuối cùng lột truồng vị thế luật sư trong xã hội ra tô hô trước sự phán xét của 90 triệu người dân Việt...Tôi vẫn nghĩ, không cần ồn ào hô khẩu hiệu, không cần biểu ngữ, chỉ cần một cuộc tuần hành lặng lẽ của giới luật sư trên đường phố, trong bộ đồng phục nghề nghiệp, với băng keo đen dán chéo miệng, mỗi luật sư cầm trong tay một lá cờ đen nhỏ để tang cho chính nghề nghiệp của mình cũng là đủ và hơn nữa, điều đó hợp hiến bởi biểu tình đã là một quyền mang tính hiến định !... Ngày 10/10 được Nhà nước đặt để là Ngày Luật Sư, thì ngày 10/11 có thể xem là một ngày tang tóc cho giới luật sư... Riêng tôi, tôi tự để tang cho nghề nghiệp của mình !" [28]

Lý do hai luật sư bị đánh

Luật sư Võ An Đôn ở Tuy Hòa cho rằng: “Nguyên nhân theo tôi nghĩ là có thể người ta trả thù cái việc mà luật sư Trần Thu Nam bảo vệ cho gia đình bị hại (Đỗ Đăng Dư). Những vụ án không liên quan đến chính trị nhưng lại liên quan đến ngành công an, công an thì liên quan đến chính quyền, người ta cầm bộ máy hành pháp, lực lượng rất là đông, và người ta trả thù.” [29]

Phê bình cuộc họp báo Công an Thành phố Hà Nội việc hai luật sư bị hành hung, Luật sư Đặng Đình Mạnh viết trên trang mạng Anh Ba Sàm: "Sự kiện công bố kết quả điều tra ban đầu của cơ quan điều tra cho báo giới ngày 10/11/2015... đã như cái khoát tay cuối cùng lột truồng vị thế luật sư trong xã hội ra tô hô trước sự phán xét của 90 triệu người dân Việt... Tôi vẫn nghĩ, không cần ồn ào hô khẩu hiệu, không cần biểu ngữ, chỉ cần một cuộc tuần hành lặng lẽ của giới luật sư trên đường phố, trong bộ đồng phục nghề nghiệp, với băng keo đen dán chéo miệng, mỗi luật sư cầm trong tay một lá cờ đen nhỏ để tang cho chính nghề nghiệp của mình cũng là đủ và hơn nữa, điều đó hợp hiến bởi biểu tình đã là một quyền mang tính hiến định !...Ngày 10/10 được Nhà nước đặt để là Ngày Luật sư, thì ngày 10/11 có thể xem là một ngày tang tóc cho giới luật sư... Riêng tôi, tôi tự để tang cho nghề nghiệp của mình!" [28]

Giấy chứng nhận bào chữa

Trả lời BBC hôm 13/11 từ tỉnh Phú Yên, luật sư Võ An Đôn cho biết: "Bản thân ông từng nhiều lần bị cơ quan điều tra không cấp giấy chứng nhận bào chữa, hẹn lần lữa nhiều ngày. Ví dụ, gần đây là trường hợp bị cáo Nguyễn Viết Dũng, ông đã gửi thông báo bào chữa cho Tòa án Nhân dân TP Hà Nội 20 ngày nhưng đến nay vẫn chưa cấp giấy chứng nhận. Thực tế, những vụ án liên quan đến dân oan, nhà hoạt động thì có lẽ người ta không muốn luật sư tham gia tố tụng nên tìm mọi cách gây khó khăn như việc không cấp giấy chứng nhận." [30] Ngày 20/11, ông Đôn cho hay, ông liên tục đến Tòa án quận Hoàn Kiếm để nhận giấy chứng nhận bào chữa và mượn hồ sơ vụ án Nguyễn Viết Dũng, nhưng lại được hẹn tiếp: "Tòa án quận Hoàn Kiếm đã không tuân theo quy định của pháp luật là cấp giấy chứng nhận bào chữa sau ba ngày nhận được thông báo của luật sư và thời điểm đến hôm 20/11 đã là 25 ngày." [31]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cái chết của Đỗ Đăng Dư http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/10/1... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/10/1510... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/10/1510... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/10/1510... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/10/1510... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/10/1510... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/11/1511... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/11/1511... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/11/1511... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/11/1511...